Hành vi của công dân kỹ thuật số Công dân kỹ thuật số

Khái niệm công dân kỹ thuật số bắt đầu hình thành khi kỷ nguyên của thời đại số bùng nổ vào năm 1990. Kỷ nguyên này mở ra giúp mọi người trên toàn thế giới có thể kết nối với nhau thông qua các thiết bị kỹ thuật số. Phát minh gây bùng nổ kỷ nguyên số là nền tảng giao diện website, bắt đầu xuất hiện vào năm 1991. Nền tảng này giúp mọi người có thể dễ dàng kết nối với nhau và truy cập thông tin mà không yêu cầu về chuyên môn về lập trình hay chuyên môn về khoa học kỹ thuật. Khi đó, người dùng chỉ cần nhập địa chỉ trang web là có thể truy cập các tin tức trên toàn thế giới. Nền tảng website "world wide web" ra đời đã mở ra một thời kỳ mới, khi mà khái niệm internet chỉ dược dùng cho các nhà khoa học có chuyên môn cao về công nghệ thì giờ đây, công dân trên toàn thế giới đều có thể sử dụng được.

Hành vi công dân kỹ thuật số bắt đầu từ những hành động đơn giản nhất như: đọc báo trực tuyến, tra cứu thông tin,...đến các hành động phức tạp hơn: tạo blog, sử dụng mạng xã hội, tham gia chia sẻ quan điểm trên các cộng đồng mạng, sử dụng nền tảng thương mại điện tử để mua bán hàng hóa trực tuyến hoặc ứng dụng kỹ thuật số vào quản lý doanh nghiệp và các hoạt động trong mô hình B2B (Doanh nghiệp đến doanh nghiệp) hoặc B2C (Doanh nghiệp đến người tiêu dùng),...Những hành vi này vượt ra ngoài hoạt động Internet đơn giản.[5]

Năng lực ảnh hưởng của công dân kỹ thuật số trên nền tảng kỹ thuật số trong từng giai đoạn ngày càng được nâng cao. Qua đó, công dân kỹ thuật số không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận thông tin và tương tác đa chiều, tự tạo nội dung trên nền tảng kỹ thuật số mà còn có thể thực hiện các chức năng quan trọng hơn, tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội và phát triển kinh doanh.

Với từng giai đoạn phát triển của kỹ thuật số thì ảnh hưởng và cách thức tương tác của công dân kỹ thuật số trên nền tảng số cũng khác nhau:

  • Giai đoạn Web 1.0 (1997-2005): Đây là trang web tĩnh và công dân kỹ thuật số ở dạng bị động trên nền tảng kỹ thuật số và không thể tạo ra nội dung. Họ chỉ đọc thông tin, không thể đăng tải, chỉnh sửa nội dung khác, không thể tham gia bình luận, đóng góp ý kiến hay đánh giá những thông tin này, họ cũng không thể tương tác với các công dân kỹ thuật số khác. Tốc độ kết nối internet chậm chạp và thế giới online, offline tách rời với nhau.[6]
  • Giai đoạn Web 2.0 (2005-2009): đây là trang web động, người dùng có thể tương tác được trên nền tảng kỹ thuật số. Mạng xã hội xuất hiện hình thành nên các mối quan hệ trên nền tảng kỹ thuật số và khả năng tương tác giữa các công dân kỹ thuật số dễ dàng hơn. Trong giai đoạn này, công dân kỹ thuật số có thể tự tạo profile, tương tác đa chiều với công dân kỹ thuật số khác. Tốc độ kết nối được cải thiện mạnh gấp 1000 lần so với giai đoạn được trước giúp khả năng truy cập được dễ dàng hơn.

Một số ứng dụng phần mềm khuyến khích sự tham gia đóng góp nội dung của công dân kỹ thuật số như:

  1. Mạng xã hội: Các trang web như Facebook hoặc Myspace giúp mọi người xây dựng hay tùy chỉnh hồ sơ cá nhân của riêng mình. Cộng đồng có sự tham gia của nhiều công dân kỹ thuật số khác giúp họ dễ dàng liên lạc và kết nối với nhau hơn. Họ còn có thể tự tạo ra nội dung trên nền tảng này và chia sẻ đến mọi người.
  2. Blogs: Các trang web giúp mọi người có thể chia sẻ những quan điểm, suy nghĩ, kiến thức và cập nhật những thông tin liên quan đến cuộc sống của họ trên nền tảng này.
  3. Wikis: Trang web wikipedia như một bách khoa toàn thư mở giúp mọi người trên toàn thế giới có thể cộng tác với nhau để tạo ra nội dung. Tuy nhiên, không như các trang mạng xã hội, nội dung trên nền tảng wiki cần tuân thủ một số nguyên tắc nghiêm ngặt để nội dung đảm bảo chất lượng, có độ chính xác cao và mọi người có thể sử dụng được.
  4. Các ứng dụng web, các phần mềm dưới dạng mã nguồn mở: Mã nguồn mở là những phần mềm được cung cấp dưới dạng mã và nguồn, không chỉ là miễn phí về giá mua mà chủ yếu là miễn phí về bản quyền. Người dùng có thể xem cách thức hoạt động của chương trình và thực hiện sửa đổi, cải tiến hoặc thậm chí xây dựng các ứng dụng mới dựa trên các chương trình trước đó.
  • Giai đoạn Web 3.0 (2010+): Web 3.0 được sử dụng Internet để thực hiện các kết nối thông tin và chia sẻ dữ liệu. Cấu trúc của web 3.0 hướng về con người nhiều hơn web 2.0.[7] Với sự phát triển của nhiều công cụ tìm kiếm và với sự tham gia đông đảo của nhiều người dùng khiến cộng đồng kỹ thuật số trở nên lớn mạnh, lượng thông tin và dữ liệu trên nền tảng kỹ thuật số là vô cùng lớn. Web 3.0 trở thành một cố vấn hiểu rõ người dùng nhờ sự tích hợp và đồng bộ dữ liệu trên nhiều kênh khác nhau, các công cụ tìm kiếm gần như hiểu người dùng hơn. Điều này giúp quá trình tìm kiếm thông tin của người dùng trên Internet dễ dàng, cá nhân hóa hơn cho từng đối tượng khác nhau và trả về đúng các thông tin liên quan đến những từ khóa được tìm kiếm. Với Web 3.0, người dùng sẽ có một hồ sơ cá nhân trên internet duy nhất được ghi nhận dựa trên quá trình hoạt động trên các trình duyệt. Web 3.0 sẽ sử dụng hồ sơ này để tùy chỉnh cho phù hợp với mỗi trường hợp riêng biệt. Điều đó có nghĩa rằng, nếu hai người khác nhau thực hiện một hành động tìm kiếm với cùng một từ khóa trên cùng một công cụ tìm kiếm thì họ sẽ nhận được các kết quả khác nhau dựa trên hồ sơ của mỗi người.[8]
  • Giai đoạn Web 4.0: Hay còn gọi là web di động, xuất hiện nhiều thiết bị kỹ thuật số di động (Smartphone, tablet,...)  nhờ đó mọi công dân kỹ thuật số có thể mang theo bên mình những thiết bị với tốc độ kết nối internet cực kỳ cao khiến họ dường như không thể tách rời giữa thế giới kỹ thuật số và thế giới thực. Ở giai đoạn này, mọi người có thể truy cập dịch vụ lưu trữ đám mây (cơ sở dữ liệu) trong không gian ảo thông qua Internet, tìm kiếm, truy xuất và quản lý dữ liệu.[9]
  • Giai đoạn Web 5.0: Nói về sự tương tác (cảm xúc) giữa con người và thiết bị kỹ thuật số dựa trên trí tuệ nhân tạo. Sự tương tác này được thực hiện lặp đi lặp lại hàng ngày và trở thành thói quen của rất nhiều công dân kỹ thuật số. Web 5.0 còn dựa vào những dữ liệu sinh học (ví dụ như: thân nhiệt, nhịp tim, nhiệt độ, độ ẩm không khí,...), cảm xúc của con người (ví dụ như: vui, buồn, giận dữ,...) và khoa học về sinh học để phân tích hành vi của người dùng, từ đó giúp tối ưu hóa dữ liệu thu thập được, trong đó dữ liệu mà công nghệ AI thu thập vượt ra ngoài khả năng của con người. Xã hội 5.0 có sự kết hợp  giữa không gian mạng và không gian vật lý, cho phép công nghệ AI dựa trên dữ liệu lớnrobot nhằm thực hiện và hỗ trợ người dùng trong công việc. Điều này giúp giải phóng con người khỏi những công việc phức tạp hoặc không đúng chuyên môn hàng ngày. Web 5.0 tạo ra những giá trị mới bằng cách cung cấp những sản phẩmdịch vụ cần thiết cho những người dùng có nhu cầu, từ đó tối ưu hóa toàn bộ hệ thống xã hội và tổ chức.[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Công dân kỹ thuật số http://ijcsit.com/docs/Volume%205/vol5issue06/ijcs... http://digitalhawks.weebly.com/digital-law.html http://laurabiancoedtech.weebly.com/digital-access... http://laurabiancoedtech.weebly.com/digital-commun... http://laurabiancoedtech.weebly.com/digital-rights... http://airccse.org/journal/ijwest/papers/3112ijwes... http://news.bbc.co.uk/1/hi/technology/4225938.stm http://www.bachmai.gov.vn/en/tin-tuc-va-su-kien/y-... http://kinhtedothi.vn/so-huu-tri-tue-va-nhung-dieu... https://educators.brainpop.com/2019/10/07/digital-...